Kết quả tìm kiếm cho "văn hóa tín ngưỡng dân tộc"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1334
Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng thiêng liêng của đất nước Việt Nam đã chính thức tung bay trên đỉnh Cột cờ A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) đúng ngày kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/2025. Sự kiện trọng đại này không chỉ mang ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc mà còn là dấu ấn thiêng liêng, khẳng định vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia nơi biên giới cực Tây của Tổ quốc.
Nếu muốn hiểu rõ nhận định “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là một hiện tượng sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú”, hãy hòa mình vào dòng người đông đúc, tìm về nét truyền thống đặc sắc. Minh chứng rõ nhất là hoạt động khởi đầu Vía Bà hàng năm: May áo dâng Bà.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trong lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít.
Nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam được đánh dấu bằng sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (năm 1925) khi sản sinh ra những họa sĩ lớn, đưa mỹ thuật Việt Nam ra ánh sáng với những tác phẩm hội họa xuất sắc ở giai đoạn trước năm 1945 và giai đoạn mỹ thuật kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau năm 1975, ảnh hưởng từ thế hệ họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vẫn còn sâu đậm, song đáng mừng là sự xuất hiện của lớp thế hệ họa sĩ kế cận tiếp tục đưa mỹ thuật Việt Nam có những bước tiến dài.
“An Giang còn rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch (DL) trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, làm cho ngành DL có đóng góp lớn hơn cho ngân sách, phát triển kinh tế địa phương. DL tâm linh, DL lịch sử, DL sinh thái, DL sông nước, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, DL cộng đồng, khám phá và trải nghiệm... còn rất nhiều dư địa phát triển” - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng nhấn mạnh.
Nằm sâu giữa cánh đồng vùng trong thuộc xã Bình Phú (huyện Châu Phú), dinh Đá Nổi được biết đến là địa chỉ tín ngưỡng dân gian nổi tiếng. Thuở xưa, ở đây từng ghi dấu cha ông đến khai hoang mở cõi, lập làng, được con cháu đời sau ghi nhớ công ơn.
Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện lai rai, cũng là lúc Vía Bà Chúa Xứ núi Sam dần bước vào cao điểm, lượng khách thập phương đổ về càng đông đúc. Đặc biệt, 2025 là năm đầu tiên Vía Bà được tổ chức sau khi Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 6/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Các vấn đề nghị viện và dân tộc thiểu số Ấn Độ Kiren Rijiju, nhân dịp Bộ trưởng tham dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak 2025).
Sáng 6/5, Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc-Vesak 2025 chính thức khai mạc tại Học viện Phật giáo Việt Nam, cơ sở Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh). Sự kiện văn hóa-tôn giáo diễn ra trong không khí trang nghiêm với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đại diện các tổ chức Phật giáo quốc tế cùng đông đảo chư tôn, tăng ni, Phật tử và bạn bè quốc tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Anura Kumara Dissanayaka nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa tin cậy và gắn kết giữa hai quốc gia, hai Đảng cầm quyền, thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp...
Những ngày hòa cùng niềm vui 50 năm đất nước giành độc lập toàn vẹn, Bắc - Nam một nhà, ông Nguyễn Văn Tư (nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh An Giang) liên hệ Báo An Giang, chia sẻ một kỷ vật quý.
Mãn nhãn, tự hào, xúc động là cảm xúc của nhiều người dân, du khách sau khi trực tiếp xem buổi Lễ kỷ niệm diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.